Thứ Hai, Ngày 23 tháng 6-2008
Thánh Kinh nhắc về việc ăn chay đến 74 lần. Trong Thánh Kinh Tân Ước, Chúa Giêsu phán: “Khi các con ăn chay...”, chứ Ngài không nói: “Nếu các con ăn chay…” Như vậy, việc ăn chay rất quan trọng. Dù có ngưới không muốn nhắc đến việc ăn chay, nhưng ăn chay là một phần của đời sống tâm linh mà chúng ta cần thực hành trên trần gian này.
Nếu có thể được, chúng ta hãy cùng ăn chay từ 7:00 giờ tối thứ năm hàng tuần đến 7:00 giờ tối thứ sáu để cầu nguyện cho các ý chỉ của chúng ta và của toàn thế giới.
A. Tại sao việc ăn chay lại có nhiều quyền năng?
Ăn chay có quyền năng lớn lao vì khi ăn chay, linh hồn ta được tẩy sạch. Từ đó, linh hồn ta có thể kiểm soát tính xác thịt của mình. Ăn chay cho ta quyền năng để hãm dẹp tính xác thịt và làm cho tính xác thịt phải bị khuất phục.
Qua việc ăn chay, ta có thể có đời sống tâm linh sâu thẳm hơn. Nhờ đó, ta có thể trở nên một dụng cụ đến gần Chúa hơn và Ngài dễ sử dụng chúng ta hơn.
Ăn chay làm ngưng chiến tranh và chữa lành những người đau nặng hay hấp hối. Khi chúng ta cùng nhau ăn chay thì quyền năng chữa lành càng lớn lao hơn.
B. Định nghĩa của việc ăn chay:
Điều căn bản của việc ăn chay là nhịn thức ăn suốt một ngày hay là ăn bớt thức ăn đi. Khi ta nhịn đói phần xác là ta nuôi dưỡng linh hồn. Thánh Kinh có nói đến việc khi nhân loại ăn chay thì Chúa sẽ ban cho chúng ta những điều còn tốt lành hơn các thức ăn phần xác.
C. Chúng ta ăn chay bằng cách nào?
Bạn nên tình nguyện ăn chay trong một khoảng thời gian, có thể nhịn ăn hoàn toàn hay nhịn một hay hai buổi ăn trong ngày. Có người nhịn ăn trong 24 tiếng đồng hồ. Có người nhịn ăn trong nhiều ngày và nhiều tuần. Xin các bạn hãy cầu nguyện để xem Chúa muốn bạn ăn chay theo kiểu nào?
D. Ăn chay là điều mà Thánh Kinh dạy.
Ăn chay được kể lại trong Thánh Kinh đến 74 lần. Như vậy Thánh Kinh dành cho việc ăn chay một vị thế quan trọng. Hoàng Hậu Esther ăn chay để xin Chúa bảo vệ người Do Thái và bà xin ơn lành của Chúa. Ezra ăn chay để xin Chúa hướng dẫn và bảo vệ. Tiên Tri Elia ăn chay để chiến đấu với kẻ thù thiêng liêng. Tiên tri Daniel ăn chay để chiến thắng tính xác thịt và được sáng láng phần thiêng liêng. Các môn đệ của Chúa ăn chay để chuẩn bị cho mục vụ đầy quyền năng của các ngài.
Chúa Giêsu cũng đã ăn chay. Tin Mừng Thánh Matthêu đoạn 4, câu 1-2 nói rằng:
“Chúa Giêsu được Thần Khí dẫn dắt vào sa mạc để chịu sự cám dỗ của ma quỷ. Ngài ăn chay suốt 40 ngày đêm.”
E. Tại sao việc ăn chay lại có tầm quan trọng như vậy?
Tính xác thịt của ta chống lại Thần Khí Chúa và không chịu đầu phục. Ta không thể tìm được sự thật thiêng liêng, nếu ta không bắt tính xác thịt của mình phải đầu phục. Sách Roma, đoạn 8, câu 7-8 có nói:
“Thật vậy, hướng đi của tính xác thịt là sự phản nghịch cùng Thiên Chúa, vì tính xác thịt không phục tùng luật của Thiên Chúa, mà cũng không thể phục tùng được. Những ai bị tính xác thịt chi phối thì không thể làm vừa lòng Thiên Chúa.”
F. Phép lạ của việc ăn chay:
Qua lịch sử, việc ăn chay được chứng minh là làm cho thể xác, tâm trí và linh hồn được trẻ trung và sáng suốt hơn.
Một bác sĩ của thế kỷ thứ 15 là ông Paracelsus đã nhận xét như sau:
“Ăn chay là sự chữa trị lớn lao nhất, và cũng chính là vị bác sĩ chữa bịnh.”
Những người thông thái trong lịch sử dùng việc ăn chay để chữa lành tâm trí bịnh hoạn, thân xác bịnh tật và tâm linh không lành mạnh.
Khi ăn chay, ta nhận được nhiều ơn phúc. Bác sĩ Alex Carrel nói rằng:
“Ăn chay làm bớt đi các chất dư thừa, làm cho đời sống trường thọ hơn.”
Như vậy, ăn chay làm cho con người mạnh khỏe và sống lâu.
Thiên Chúa rất tuyệt vời. Ngài sẽ ân thưởng bằng nhiều cách đối với những ai ăn chay. Ngài nhận lời cầu nguyện khẩn cấp của chúng ta. Ngài chữa lành bịnh tật trong gia đình ta. Ta sẽ trở nên dịu dàng hơn, có thêm sinh lực, không cảm thấy thèm thức ăn, không cảm thấy đói bụng. Ta sẽ giảm cân, các mục vụ tông đồ có thêm sức mạnh hơn. Khi ăn chay, ta cầu cho bịnh nhân thì họ sẽ được chữa lành.
Khi ăn chay, Chúa sẽ chúc lành cho đời sống của bạn. Nhờ thế, bạn có sự suy nghĩ sâu sắc hơn. Bạn sống lâu hơn. Bạn được chữa lành, có thêm sức khỏe và hưởng nhiều điều tốt lành khác.
G. Bạn nên ăn chay bao lâu?
Mỗi tuần nên ăn chay một hay hai ngày. Có người thích ăn chay nhiều ngày để cho linh hồn được thông suốt hơn.
Trong Thánh Kinh thường nói đến việc ăn chay. Tin Mừng Thánh Luca đoạn 18, từ câu 11-12 có nói:
“Người Pharisêu cầu nguyện như sau:
“Tôi cảm tạ Chúa, tôi không giống như những người khác, không ngoại tình hay tội lỗi như người thâu thuế kia. Tôi ăn chay một tuần hai lần. Tôi dâng cúng một phần những tài sản mà tôi có.”
Nhiều người ăn chay vào mỗi ngày thứ tư và thứ sáu. Đức Mẹ Maria khi hiện ra ở Medjugorje, Nam Tù, Mẹ đã đề nghị mọi người ăn chay vào thứ tư và thứ sáu bằng bánh mì và nước lã.
H. Khi nào thì mọi người không nên ăn chay?
Có những khi chúng ta không nên ăn chay.Tin Mừng Thánh Marco, đoạn 2, câu 18-20 có nhắc đến việc Chúa Giêsu nói rằng:
“ Không nên ăn chay khi chàng rể còn hiện diện…nhưng chàng rể đi rồi thì hãy ăn chay..”
Như vậy ta không nên ăn chay vào ngày Chúa Nhật vì Thiên Chúa ở với chúng ta vào ngày đặc biệt ấy.
Nếu bạn đang mang thai hay đang cho con bú, thì đừng nên ăn chay. Hãy giảm bớt việc ăn vặt, ăn quà, giảm bớt việc xem TV, hay giảm bớt các việc mua sắm không cần thiết.
I. Tôi nên ăn gì và uống gì khi đang ăn chay?
Có nhiều cách ăn chay. Có người thì chỉ uống nước suốt ngày, không ăn uống gì. Nếu khi ăn chay mà bạn cảm thấy yếu mà không thể làm việc được thì hãy uống chút nước trái cây.
Xin hãy nhớ khi bạn ăn chay bằng cách uống nước lã thôi, thì chỉ nên thực hành việc uống nước lã trong hai hay ba ngày thôi. Đây là lời khuyên của các bác sĩ đã từng ăn chay.
Ăn chay bằng bánh mì và nước lã là cách tốt nhất. Có người nhịn đói một bữa ăn, hay hai bữa ăn mỗi ngày. Có người chỉ uống nước trái cây khi ăn chay. Nếu bạn cần phải tỉnh táo để làm việc thì hãy ăn chay bằng cách uống nước trái cây. Tuy nhiên, mức độ đường trong người sẽ lên xuống thất thường. Vậy xin hãy dùng thêm thuốc bổ vitamin.
Có những người vì tình trạng sức khỏe yếu kém nên không thể ăn chay. Vậy xin hãy ăn chay bằng cách đừng nói xấu, đừng đặt chuyện, không nói những lời nặng nề mà làm người khác đau đớn. Xin hãy dùng những lời ngọt ngào để nâng đỡ tinh thần người khác. Hãy giảm bớt việc xem TV, interne, nghe radio. Hãy nhịn ăn vặt, đừng uống cà phê.
Tốt nhất là hãy cầu nguyện để xem ý Chúa muốn mình ăn chay theo kiểu nào.
J. Kết luận về việc ăn chay:
Khi ăn chay phần tâm linh thì ta có đầy sức mạnh.Vậy chúng ta hãy cùng nhau ăn chay. Hãy khuyến khích bạn bè và gia đình để cùng nhau ăn chay.
Nếu ăn chay phần tâm linh thì bịnh tật thể xác sẽ được chữa lành. Chúa sẽ bảo vệ ta để chống lại kẻ thù vô hình và hữu hình. Ta sẽ chiến thắng tính xác thịt. Ta sẽ cầu bầu cho những người thân yêu và họ được giải thoát phần tâm linh, không bị mọi bóng tối thiêng liêng bao phủ nữa.
Có nhiều người cảm nhận sự hiện diện thần thiêng của Thiên Chúa khi họ ăn chay. Xin nhớ khi ăn chay thì hãy cầu nguyện liên lỉ. Lúc ấy, bạn sẽ cảm nhận rằng tất cả các trường hợp khó khăn sẽ được Chúa giúp giải quyết êm thắm ngay.
Vậy hãy nghe lời Đức Mẹ Maria dặn dò là hãy ăn chay bằng bánh mì và nước lã vào mỗi thứ tư và thứ sáu hàng tuấn. Trong thông điệp ngày 25 tháng 1 năm 2001, Đức Mẹ phán rằng:
“Các con thân mến! Hôm nay, Mẹ mời gọi các con hãy tái lập việc cầu nguyện và ăn chay với lòng nhiệt thành lớn lao hơn cho đến khi cầu nguyện trở thành niềm vui cho các con. Hỡi các con nhỏ, ai cầu nguyện thì chẳng sợ chi về tương lai và ai ăn chay chẳng sợ chi về ma quỷ. Lần nữa, Mẹ nhắc lại với các con: chỉ qua cầu nguyện và cùng với ăn chay, mọi chiến tranh có thể bị chặn đứng – chiến tranh do thiếu lòng tin của các con và lo sợ về tương lai. Mẹ ở với các con và dạy các con: bình an và hy vọng của các con là ở trong Thiên Chúa. Chính vì thế, hãy đến gần Chúa hơn và đặt Người chỗ trên hết trong cuộc sống ---các con. Cám ơn các con đã đáp lời Mẹ gọi"
5. Ăn Chay Là Gì? Ăn Chay Bằng Cách Nào?
Trong Thánh Kinh Cựu Ước và Thánh Kinh Tân Ước, có nhiều ví dụ điển hình về việc ăn chay. Chúa Giêu cũng đă ăn chay.Theo truyền thống, việc ăn chay được khuyến khích, nhất là trong các giai đoạn khó khăn hay bị thử thách, bị cám dỗ. Có những loại ma quỷ không thể trừ được, mà khi ăn chay và cầu nguyện thì sẽ trừ khử chúng được. Đó là Lời Chúa Giêsu phán trong Tin Mừng Marco, đoạn 9, câu 29.
Ăn chay rất quan trọng để có thể đạt được sự tự do nơi tâm linh. Qua việc ăn chay, con người có khả năng lắng nghe Lời Chúa tốt hơn và hiểu Lời Ngài cách rõ ràng hơn. Qua việc ăn chay, chúng ta đạt được sự tự do, và hiểu thêm được nhiều điều nữa. Một khi ta hiểu mình có thể thụ hưởng sự cần thiết của đời sống mà không phải phấn đấu, thì sự lo âu và sợ hãi sẽ biến đi. Ta sẽ tỏ ra cởi mở hơn với gia đình và những người chung quanh. Đức Mẹ Maria khi hiện ra ở Medjugorje, Nam Tư, Mẹ dạy chúng ta hãy ăn chay vào hai ngày trong một tuần:
“Các con hãy ăn chay nghiêm túc, trong hai ngày thứ tư và thứ sáu.” (Thông điệp ngày 14/8/1984)
“Cách ăn chay tốt nhất là bằng bánh mì và nước lã. Qua việc ăn chay và cầu nguyện, các con có thể chận đứng chiến tranh, làm chận đứng luật tự nhiên . Việc làm từ thiện không thể thay thế cho việc ăn chay. Ai cũng nên ăn chay, chỉ trừ những người bịnh tật mà thôi. (Thông điệp ngày 21/7/1982)
Ăn chay đòi hỏi người ăn chay phải có kỷ luật. Hãy bắt đầu từ từ, và bắt đầu bằng cách ăn bánh mì và uống nước lã mà thôi. Ăn chay cũng có nghĩa là từ bỏ những gì mình ưa thích để dâng sự hy sinh ấy lên Chúa. Mỗi người có thể từ bỏ đồ ăn ngọt, cà phê, thuốc lá, rượu, TV…Nhưng Đức Mẹ nhấn mạnh rằng: cách ăn chay tốt nhất và đầy quyền năng nhất là bằng bánh mì và nước lã trong 24 tiếng đồng hồ, từ 12 giờ đêm hôm nay đến 12 giờ đêm mai.
Ơn Lành của Chúa sẽ ban xuống cho những ai ăn chay. Mỗi khi đời sống bạn ở trong các tình huống tuyệt vọng, thì việc ăn chay sẽ đem lại ân sủng cho bản thân bạn.
Người ta thường hỏi cố linh mục Slavko rằng họ cần ăn bao nhiêu bánh mì vàuống bao nhiêu nước lã trong ngày ăn chay thì ngài nói rằng bạn cứ ăn thoải mái, bao nhiêu cũng được. Số lượng bánh mì hay nước lã không quan trọng, mà ý định ăn chay vì lòng yêu mến Chúa mới là điều quan trọng.
(Kim Hà, 19/3/2006)
6. Ăn Chay Và Cầu Nguyện Cho Hòa Bình
Trong thông điệp ngày 25/5/2001, Đức Mẹ Maria phán rằng: “Các con hãy cầu nguyện và ăn chay để Thiên Chúa ban hòa bình cho các con.”
Cầu nguyện và ăn chay cho hòa bình là toàn bộ cuộc sống của cố linh mục Slavko Barbaric. Cha Slavko đã thực hành và sống các thông điệp của Đức Mẹ Maria ngay từ ngày đầu. Trong Tác phẩm Fast with the heart, tạm dịch là Ăn Chay Với Trọn Tâm Hồn, cha Slavko đặc biết viết về việc ăn chay cho nền hòa bình. Vậy chúng ta hãy cùng đọc vài đoạn trong cuốn sách ấy:
A. ĐỨC MẸ LÀ NỮ VƯƠNG CÁC TIÊN TRI.
Các vị tiên tri kêu gọi mọi người hãy hoán cải, ăn chay và cầu nguyện như các điều kiện tiên quyết cho nền hòa bình. Đức Mẹ Maria cũng kêu gọi mọi người làm như những gì mà các tiên tri đã kêu gọi để xây dựng hòa bình. Đó là hãy ăn năn, cầu nguyện, ăn chay và có đức tin mạnh mẽ.
Khi Đức Mẹ kêu gọi chúng ta hãy ăn chay hai ngày trong một tuần, Mẹ vẫn giữ truyền thống của dân tộc Do Thái. Mẹ nhắc nhở chúng ta về truyền thống ngàn năm của miền Trung Đông và của Giáo Hội Phương Tây.
Trong khi Công Đồng Vatican II kêu gọi mọi người hãy trở về nguồn gốc, chúng ta phải nhận rằng mình chưa khám pha ra việc ăn chay, nhưng thay vào đó, ta làm ngựoc lại. Trong các thập niên vừa qua, việc ăn chay gỉam xuống để chỉ còn ăn chay có hai ngày trong một năm: Đó là vào thứ tư lễ tro và thứ sáu tuần thánh.
Sự kiện Đức Mẹ hiện ra ở Medjugorje không trình bày điều gì mới lạ hay những gì mà hông ai biết. Tuy nhiên, sự kiện Đức Mẹ hid65n ra làm cho chúng ta chấp nhận những gì mà Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu đã làm.
B. QUA THÁNH KINH, VIỆC ĂN CHAY LIÊN HỆ ĐẾN LỜI KÊU GỌI CẦU NGUYỆN VÀ HOÁN CẢI.
Các vị tiên tri thuờng ăn chay truớc khi chấp nhận mục vụ là tiên tri, và trước khi nhận được các mặc khải của Chúa. Nhân loại ăn chay trong nhiều trường hợp của cuộc đời: Khi vui, khi cảm tạ, khi đau khổ, và khi phạm tội.Ngay cả toàn dân trong quốc gia cũng ăn chay để chuẩn bị cho các cuộcv lễ lớn. Họ ăn chay để được Chúa cứu thoát ra khỏi một tai hoạ mà họ đã gây ra tội ác.
Sau đây là một danh sách về việc ăn chay đã được liệt kê từ Thánh Kinh:
Ăn chay và thị kiến.
Lời than van về tội lỗi.
Ăn chay trong khi đau buồn.
Cầu nguyện và ăn chay để xin ơn chữa lành.
cảm nghiệm vể Chúa bằng cách ăn hay để xin ơn chữa lành nội tâm.
Ăn chay và sự nguy hiểm của chiến tranh.
Cầu nguyện và ăn chay để có cuộc hành trình an toàn và đầy ơn phúc.
Ăn chay sau cuộc hủy hoại của chiến tranh.
Ăn chay sau khi trở lại cới Chúa của Chân Lý.
Ăn chay, cầu nguyện, bố thí và sự công chính.
Mộ đời sống hoàn toàn ăn chay vì đau buồn.
Ăn chay trong tình trạng nguy hiểm của loài người.
Ăn chay trong Thánh Vịnh.
Ý nghĩa của việc Ăn Chay, mọi liên hệ mới.
Ăn chay và chuẩn bị lắng nghe lời Thiên Chúa.
Đáp lời Chúa với sự cầu nguyện và ăn chay.
Ăn chay và cầu nguyện là cách để ra khỏi tình trạng tội lỗi.
Chúa Giêsu ăn chay.
Chúa Giêsu nói về việc ăn chay.
Ăn chay và cầu nguyện củng cố niềm tin.
Ăn chay và cầu nguyện để chiến thắng Satan.
Ăn chay và cầu nguyện trước khi được sai đi phục vụ.
Thánh Phaolô ăn chay.
C. ĂN CHAY VÀ CẦU NGUYỆN
Hòa bình là hoa quả của Thần khí. Ước muốn sâu xa nhất của trái tim nhân loại là sự bình an. Trong mọi việc ta làm, dù tốt hay xấu, ta đều tìm kiếm sự bình an. Khi một người thương yêu thì họ đi tìm và cảm nghiệm sự bình an. Khi một người ganh ghét hay trả thù, họ cũng đi tìm sự bình an. Khi một người nghiên ngập hay chiến đấu chống lại cơn ghiền, họ đi tìm bình an. Khi một người say rượu, họ cũng đi tìm bình an. Khi một người chiến đấu cho đời sống mình hay cho đời sống của những người thân thương thì họ cảm nghiệm sự bình an. Ngay cả khi một người đi tự tử hay giết một người khác thì họ cũng là đi tìm bình an. Do đó, tất cả mọi việc mà con người làm, trong tận cùng, cũng al2 một quyết định đi tìm bình an. Thật sự khi ta làm điều tốt thì sự bình an của ta và của những người khác được thực hiện. Nói cách khác, khi làm sự dữ, đó là cách một người đi tìm bình an bằng giá mà người khác phải trả.
Hãy nhìn trên một góc độ khác, ta thường mất bình an bởi vì ta chú tâm đến chính mình, hay ta ích kỷ, ghen tỵ, ham muốn danh vọng và quyền lực.
Kinh nghiệm cho thấy rằng khi ăn chay và cầu nguyện thì mọi sự dữ, cái tôi kiêu căng và tính ích kỷ đều bị trừ khử. Từ đó, trái tim ta mở ra để có tình yêu, sự khiêm nhuờng, lòng quảng đại vàsự công chính.
Thế là sự bình an thật sự đã được thực hiện. Những ai có sự bình an là vì họ yêu thương và tha thứ. Như vậy, họ trở nên mạnh khoẻ cả phần tâm linh lẫn phần xác. Người ấy có khả năng hướng đời sống mình trở nên người cao quý, xứng đáng là một thụ tạo tốt lành của Thiên Chúa.
Qua sự ăn chay và cầu nguyện, nhu cầu của con người đều biến đi, đời sống trở nên đơn giản. Cũng bằng cách ấy, sự bình an và các mối tương quan với người khác được tái tạo.
Sánh về mặt tâm linh, ăn chay là từ bỏ một điều gì. Ta không thể thay thế việc ăn chay bằng các việc làm từ thiện được. Điều quan trọng là chỉ cósự bình an trong tâm hồn, sau khi chúng ta hoán cải, ăn chay và cầu nguyện.
Qua việc ăn chay, con người có thể hiểu ra rằng hắn phải tự chiến đấu với bản thân. Bằng ăn chay, lương tâm con người được thong dong khỏi mọi sự gì làm cho đời sống không có trật tự và bất ổn. Linh hồn trở nên tĩnh lặng và bình an xuât hiện.
Sau đây là một đoạn ngắn diễn tả hình ảnh cuộc chiến đấu trong nội tâm và thể xác của một con người: “khi một vị vua muốn chiếm đoạt thành trì của kẻ thù, ông ta phải chiếm hết nguồn nước và chận đứng mọi tiếp tế lương thực. Khi các người dân bắt đầu chết đói và chết khát thì họ đầu hàng vị vua ấy. Đó cũng là những đều xẩy ra cho các sự thèm khát của thể xác:Khi môt nhà truyền giáo chống lại thể xác bàng cách ăn chay và nhịn đói, thì kẻ thù của linh hồn sẽ mất hết sức mạnh.“
Kinh nghiệm cho thấy rằng nếu không có chiến trận với kẻ thù của sự bình an nội tâm thì không thể có bình an được. Đó là lý do tại sao ăn chay là một phương cách khó khăn và cần nhiều cố gắng. Đó cũng là lý do tại sao các vị tiên tri, vùng với Chúa Giêsu và truyền thống của toàn thể Giáo hội, kêu gọi mọi người hãy ăn chay và cầu nguyện, để rồi người ấy mở rộng tâm hồn ra cho sự bình an thật sự. Xin lưu ý là các tiên tri giả thường hứa hẹn một sự bình an dễ dàng. Điều này không thể có được. Vậy xin đừng đi theo con đường của các tiên tri giả.
D. TẠI SAO PHẢI ĂN CHAY VÀ CẦU NGUYỆN ?
Ăn chay, cầu nguyện và làm việc từ thiện thường được người Do Thái giáo và Ki Tô Giáo nhắc đến. Cầu nguyện không thể đi trước việc ăn chay, av2 việc từ thiện không thể làm độc lập một mình được. Ba điều này luôn phải đi chung với nhau. Sự cầu nguyện mỹ mãn được kết hợp với việc ăn chay. Khi ta nhìn đến việc cầu nguyen thì dường như cầu nguyen chỉ nói đến trái tim và linh hồn, mà ít nhắc đến thể xác.
Vậy cầu nguyện là gì? Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã định nghĩa như sau:
“Theo Tôi, cầu nguyện là đi sâu vào trái tim, hướng tâm hồn lên cao, là một tiếng khóc cảm nhận tình yêu, là sự ôm ấp cả những thử thách cũng như niềm vui.”
Thánh Gioan Damascene định nghĩa như sau:
“Cầu nguyện là nâng tâm trí và trái tim lên Chúa hay là nhận được điều tốt lành nơi Chúa.”
Trước tiên, đối thoại với Chúa là một hoạt động tâm linh. Tuy nhiên, còn có cả sự thực hành và cảm nghiệm, chứ không phải chỉ có tư tưởng. Việc đối thoại và hoạt động tâm linh đều có trong lời cầu nguyện, kể cả thể xác nữa. Lời cầu nguyện trở nên hoàn hảo hơn khi thể xác chuyển động, hợp với lời cầu nguệyn. Thể xác và sự chuyển động của nó giúp cho lời cầu nguyện được hoàn chỉnh hơn.
Sự hiệp nhất giữa thể xác và linh hồn trong lời cầu nguyện được thực hiện qua việc ăn chay và cầu nguyện. Khi ăn chay thể xác thì lời cầu nguyện hữu hiệu hơn. Một người khi ăn chay thì cầu nguyện sốt sắng hơn. Một người khi cầu nguyện thì ăn chay dễ dàng hơn. Bằng cách ấy, lời cầu nguyện không còn là lời nói để diễn tả, nhưng còn bằng cả toàn thân con người.
Sự chay tịnh bằng thể xác là một sự hiến dâng cho Chúa, chọn Chúa hơn chọn loài người. Chúng ta không thể làm một mình mà cần sự giúp đỡ. Một người cảm thấy mình bất lực hơn khi người ấy ăn chay. Bởi cách ăn chay bằng thể xác, người ấy mở rộng tâm hồn mình cho Chúa hơn. Nêu không ăn chay thì lời cầu nguyện của ta không có nền tảng.
Trong Thánh Kinh Cựu Ước, các tín hữu ăn chay và cầu nguyện riêng rẽ, trong các nhóm hay qua các tình trạng đời sống. Bởi thế, họ luôn cảm nhận đựoc sự trợ giúp của Thiên Chúa.
Trong Thánh Kinh Tân Ước, Chúa Giêsu dậy rằng khi ăn chay và cầu nguyên thì ta có quyền năng, đạc biệt là trong trận chiến thiêng liêng chống lại ma quỷ. Truyền thống của Giáo hội Công giáo đã được thể hiện nơi các lể luật của các tu viện. Thánh Bernard đã viết ve mọi liên hệ giữa việc ăn chay và cầu nguyện như sau:
“Tôi sẽ nói cho bạn biết để bạn hiểu dễ dàng. Ăn chay làm cho lời cầu nguyện sốt sắng. Bằng lời cầu nguyện, bạn sẽ có sức mạnh để ăn hay. Qua việc ăn chay, bạn sẽ có ơn cầu nguyện. Ăn chay làm cho lời cầu nguyện được mạnh thế, và cầu nguyện làm cho việc ăn chay được dễ dàng và ta dâng mọi sự lên cho Chúa.”
Đây là điều hiển nhiên vì qua việc ăn chay, chúng ta trở nên tỉnh thức và mở tâm hồn cho Chúa và những điều thiêng liêng. Vì lý đo ấy nên việc ăn chay được liên kết với Thánh Thể. Khi con người thực hành việc từ bỏ, và sống một hời gian với bánh mì, thì người ấy đã chuẩn bị chính mình để gặp gỡ Bánh Thánh. Đây là một cuộc gặp gỡ với Chúa, có liên quan đến phép Thánh Thể.
Vì thế, việc ăn hay quan trọng và tích cực, và làm cho chúng ta nhận ra mục tiêu căn bản của việc cầu nguyện. Đây là sự gặp gỡ của ta và Chúa, Đấng Cứu Thế.
Trong thời dại của chúng ta, ông Gandhi là mộ người ăn chay và cầu nguyện. Ông nói:
“Tôn giáo của tôi dậy rằng khi gặp một sự khó khăn nào mà không thể giải quyết được, ta cần phải ăn chay và cầu nguyện.”
Mặc dù có thể ông Gandhi ăn chay và cầu nguyện với mục đich chính trị trong tư tưởng, nhưng ơng tin rằng chỉ có Chúa có thể thay đổi trái tim và các ý nghĩa của loài người. Ông tin rằng với sự ăn chay và cầu nguyện, con người được thanh tẩy và được giải thoát khỏi sự phạm tội. Đồng thời, là một sự diễn tả tâm linh cho những ai đau khổ.
Như đã nói ở trên, việc cầu nguyện và ăn chay không thể tách lìa nhau, giống như con người có tâm linh, linh hồn và thể xác. BA điều này không thể tách rời nhau.
(Kim Hà, 20/3/2006)
7. Tại Sao Tôi Ăn Chay?
Bạn đã từng nghe những câu bình phẩm sau đây bao giờ chưa?
• Chay tịnh gì tếu vậy? Buổi sáng chạp một tí, buổi trưa ăn một tị, rồi buổi tối chờ đến đúng 12 giờ 1 phút là đánh tì tì cho căng bụng. Ăn chay như người Công Giáo các anh thì tếu thật!
• Các anh chỉ kiêng ăn thịt còn những thứ khác như tôm hùm, cá biển, trứng gà, sữa, nước juice, café, thuốc lá … được dùng xả láng như vậy thì ai mà không giữ chay được? Dễ dàng quá mà!
• Xem những tín hữu Hồi Giáo kìa, họ ăn chay cả tháng Ramada, từ lúc mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn không những nhịn ăn mà còn nhịn uống nữa kìa, ăn chay như mấy anh một năm có hai lần thôi mà mặt cứ nhăn như khỉ, miệng cứ lải nhải than đói, than khổ như vậy thì còn có ích lợi gì nữa chứ?
Bạn thấy những lời phê bình trên có đúng không? Đúng quá đi chứ lại!
Bạn có biết tại sao có nhiều người, trong đó có cả tôi nữa, ăn chay hay đến độ người ngoại giáo phải lên tiếng chê bai và bình phẩm như vậy không? Tại vì tôi không hiểu mục đích của việc giữ chay. Tôi sợ tội, tôi sợ phạm luật lệ cho nên tôi ăn chay theo đúng như luật dạy theo từng chấm từng phẩy. Kết quả là miệng tôi ăn chay nhưng trong lòng cảm thấy nặng nề, bực bội và lòng buồn như chấu cắn.
Bạn thân mến, ông bà ta nói vô tri bất mộ, không biết thì không thể yêu được. Nếu tôi và bạn muốn có một thái độ đúng đắn trong việc giữ chay thì trưóc tiên, chúng mình phải hiểu, phải biết ăn chay để làm gì cái đã!
Có nhiều mục đích trong việc giữ chay, nhưng tôi nghĩ rằng tất cả đều quy về ba mục đích sau:
Thứ nhất là để nài xin Thiên Chúa dủ tình thương xót mà thứ tha những lỗi lầm mà chúng ta đã xúc phạm đến Ngài cũng như xúc phạm đến tha nhân. Bạn mở Kinh Thánh ra mà xem thử!
• Khi vua David ăn chay, rắc tro trên đầu, măc ắo vải gai, nài nỉ, khóc lóc thì trái tim của Thiên Chúa đã mềm ra, và Ngài đã“hối tiếc về tai hoạ đó, và Người phán bảo thiên sứ đang tàn phá: "Đủ rồi! Bây giờ rút tay lại! " (1 Chron 21:15-17)
• Khi tất cả mọi người và súc vật trong thành Nineveh ăn chay, hãm mình, khóc lóc ăn năn sám hối kêu cầu Thiên Chúa …. bỏ đường gian ác và những hành vi bạo lực thì trái tim của Thiên Chúa đã mềm nhũn ra, Người hối tiếc về tai hoạ Người đã tuyên bố sẽ giáng trên họ, [và] Người đã không giáng xuống nữa (Jonah 3:7-10).
• Khi vua Ahab, ông Maccabees, tiên tri Daniel… ăn chay, đánh tội, mặc áo nhặm, năn nỉ, ỉ ôi, khóc lóc cầu xin thì trái tim của Thiên Chúa đã mềm ra và Ngài đã tha thứ tất cả tội lỗi và tha cho dân của Ngài những hình phạt mà họ đáng phải chịu (1 King 21:27-29; 2 Macc 10:24-26; Dan 9:1-19).
Thứ hai là để củng cố niềm tin, khấn xin Thiên Chúa nâng đỡ, trợ lực và ban thêm sức mạnh chống lại sự đàn áp và ác tâm của quân thù. Bạn mở Kinh Thánh ra đọc tiếp đi!
• Khi nghe tin quân địch chuẩn bị tàn sát dân tộc của mình, bà Judith đã ăn chay, mặc áo nhặm, rắc tro trên đầu và cầu xin với Chúa rằng: “Xin cho môi miệng con biết dùng xảo ngôn hoa ngữ … Xin Ngài dùng bàn tay nhi nữ mà bẻ gãy thói kiêu căng của chúng … xin lắng nghe lời con khẩn cầu. Xin làm cho lời con nói và mưu chước của con gây thương tích và sát hại những kẻ mưu toan làm tội ác chống lại giao ước của Ngài” (Judih 9:1-13).
• Khi cùng đường bí lối, khi không biết phải làm gì trước nguy cơ bị diệt chủng thì hoàng hậu Ét-te “cởi bỏ y phục lộng lẫy, mặc áo tang vào … bà lấy bụi tro dơ bẩn rắc lên đầu; bà hãm mình phạt xác nhiệm nhặt…và cầu xin cùng Chúa, Thiên Chúa Ít-ra-en: “Lạy Chúa của con, lạy Vua chúng con, Ngài là Thiên Chúa duy nhất. Này con đang liều mạng, xin đến cứu giúp con. Con cô đơn, chẳng còn ai cứu giúp, ngoại trừ Ngài...” (Esther 4:17 k,l).
Thứ ba là để tìm hiểu thánh ý của Thiên Chúa và thực thi thánh ý của Ngài.
• Đa-ni-en, đừng sợ, bởi vì ngay từ hôm đầu, khi ngươi đem hết lòng tìm hiểu và ăn chay hãm mình trước nhan Thiên Chúa của ngươi, thì Thiên Chúa đã nghe những lời ngươi nói, và chính vì những lời ấy mà ta đến (Dan 10:12).
• Chúa Giêsu đã ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày trước khi bắt đầu sứ vụ công khai đi rao giảng của Ngài tại Galilee (Mt 4:2).
Bạn thân mến, nếu hiểu thấu đáo về ba mục đích của việc chay tịnh như trên thì tôi tin chắc rằng những việc ăn chay, hy sinh và bố thí của tôi và của bạn trong mùa chay 2006 này sẽ khác xưa lắm. Chúng mình sẽ giữ chay với tất cả niềm tin, sự thống hối và trông cậy nơi bàn tay quan phòng của Chúa chứ không như trước nữa đâu!
• Tôi sẽ ăn chay, hy sinh hãm mình, cầu nguyện và bố thí cho người nghèo với tất cả tự do và tin tưởng bởi vì tôi muốn bày tỏ lòng sám hối, ăn năn và trông mong Chúa sẽ thương xót và tha thứ cho những tội lỗi mà tôi đã phạm tới Ngài và tới tha nhân.
• Tôi sẽ ăn chay, hy sinh, cầu nguyện và giúp đỡ cho người nghèo khó với tất cả niềm tin, lòng trông cậy nơi Chúa vì tôi biết chắc rằng Ngài luôn nâng đỡ tôi, Ngài sẽ cứu tôi ra khỏi những cạm bẫy của ma quỷ, kéo tôi ra khỏi những đam mê của rượu chè, cờ bạc, trai gái, phim ảnh dâm ô…
• Và tôi sẽ ăn chay, hy sinh hãm mình trong niềm tin yêu, vui tươi, phấn khởi và xác tín rằng Chúa sẽ soi sáng để tôi biết đi theo con đường mà Chúa muốn, thực thi thánh ý của Ngài.
Để cho việc chay tịnh của chúng mình được đẹp lòng Thiên Chúa và mang lại những lợi ích thiêng liêng chp phần linh hồn, chúng mình hãy làm việc bố thí (almsgiving)—cầu nguyện (prayer)—và ăn chay (fasting) (Giáo Lý Công Giáo #1969) với tất cả niềm vui, sự cậy trông và hy vọng. Chúng mình hãy:
• Giữ chay với thái độ khiêm tốn và vui vẻ, hãy rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo (Mt 6:17-18).
• Mở miệng nói lên một lời xin lỗi, một lời hỏi thăm, nở một nụ cười, mua một món quà, đến thăm hỏi cha mẹ, anh chị em, bạn bè, vợ chồng, con cái …Chính lúc đó bạn và tôi đang mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức [đấy!] (Isa 58:6).
• Làm một hành động rất cụ thể: ký một hay vài cái checks gửi tặng cho các cơ quan thiện nguyện để nhờ họ chuyển tình yêu của bạn đến cho những người nghèo, các em cô nhi, tàn tật, những người cùi, những trẻ em khiếm thị… Làm như vậy là bạn đang thực thi thánh ý của Thiên Chúa mà Ngài đã phán qua môi miệng ngôn sứ Isaiah: “Chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ; thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục (Isa 58:7).
Bạn thân mến, Thiên Chúa là Đấng rất từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương (Joe 2:13). Ngài rất giàu lòng thương xót đối với tất cả những ai thực lòng ăn năn sám hối và quyết tâm quay trở về với Ngài.
Chỉ cần bạn và tôi bắt chước Moses, David, dân thành Nineveh, vua Ahab, bà Judih, hoàng hậu Esther, Daniel … hết lòng trở về với [Thiên Chúa, bằng cách] ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van thì bảo đảm với bạn, Ngài sẽ tha thứ cho tất cả mọi tội lỗi, kể cả những tội tày trời nhất của chúng mình! Chính Ngài đã khẳng định rằng dù tội của [chúng mình] có đỏ như son, cũng sẽ hóa ra trắng như tuyết; có thẫm tựa vải điều đi chăng nữa, [Ngài cũng tẩy xoá cho tâm hồn chúng mình] nên trắng như bông (Isa 1:8).
Chúng mình hãy cầu nguyện cho nhau để tôi và bạn mỗi ngày mỗi hiểu rõ hơn ý nghĩa của việc chay tịnh để nhờ đó chúng mình sẽ có được những khuôn mặt vui tươi, phấn khởi và có một niềm tin mãnh liệt vào lòng thương xót của Thiên Chúa và qua đó chúng ta sẽ thực thi thánh ý của Ngài một cách trọn vẹn nhất.
Cầu chúc bạn một mùa chay thật thánh thiện, tràn đầy ơn Chúa để nhờ vậy bốn mươi ngày của mùa chay năm 2006 này sẽ là một mùa hồng ân và cứu độ.
Lm Ansgar Phạm Tĩnh
8. Ăn Chay Và Cầu Nguyện
Thánh Athanasius nói về kinh nghiệm của việc ăn chay như sau:
“Ăn chay hay nhịn ăn chữa lành mọi bệnh tật, ăn chay làm cho sự bài tiết được điều hòa. Ăn chay còn xua đuổi ma quỷ cám dỗ và gạt đi mọi ý tưởng xấu xa. Ăn chay làm cho tinh thần được sáng suốt và làm cho tâm hồn được thanh sạch. Ăn chay thánh hóa thân thể và đưa con người đến gần ngai của Thiên Chúa. Ăn chay là một sức mạnh tuyệt vời.”
Hiệu quả của ăn chay được phổ biến vào thế kỷ thứ VI và có một giá trị thiết yếu: bao trùm mọi bình diện về sức khỏe con người. Đó là một chương trình lành mạnh hóa về sức khỏe thể lý cũng như đời sống thiêng liêng, một cách chữa bệnh rất thông thường, một phương pháp huấn luyện để có đời sống khỏe mạnh bằng cách giảm bớt lòng ham mê ăn uống …
“Ăn chay trước tiên là kỷ luật cho việc ăn uống có chừng mực” các nhà nhân chủng học đã giải thích như vậy.
Trên thực tế: Ăn uống là một ham thích (một dục vọng). Ham muốn ăn uống cũng như nói năng, những cử chỉ điệu bộ, cũng như tình dục. Đứa bé sơ sinh, được ôm ấp trong lòng mẹ, không chỉ được nuôi nấng bằng sữa! Nó còn được nghe tiếng nói, những hương vị, những nét mặt, bao bọc bởi lòng tin cậy, được xây đắp nền tảng trên cuộc đời yêu thương.
Cha Enzo Bianchi, viện trưởng tu viện Bose giải thích ăn chay giúp chúng ta nhận biết, học hỏi và kìm hãm được nhiều thứ dục vọng, qua những kỷ luật tự chế trong sự sống căn bản và thiết yếu là : Ăn uống để thỏa mãn cơn đói khát. Nếu tự chế được trong việc ăn uống, chúng ta học được kỷ luật trong việc giao tiếp với kẻ khác và với những thực tại bên ngoài và cùng với Thiên Chúa”
Ăn chay giúp luyện tập thân xác và trí tuệ, từ bỏ được mọi tà ma ám ảnh rồi tiến bước trên con đường đi dến chổ từ bỏ chính mình, thực hành khổ hạnh, và kìm hãm những dục vọng…
Sách khôn ngoan của mọi tôn giáo từ thời xa xưa đều nói đến vai trò quan trọng của việc ăn chay. Ăn chay là một lối luyện tập thể xác và tinh thần giúp thăng tiến trên con đường tu hành khổ hạnh, soi sáng trong việc đi tìm kiếm gặp gỡ sự hiện diện của Đấng Tối Cao”. Cùng với lời cầu nguyện và bố thí, là hình thức mà người tín hữu bày tỏ niềm tin qua thể xác và tâm hồn. “
Thánh Augustin đã viết những dòng tư tưởng tuyệt vời như sau: “Ăn Chay và Bố Thí: là lời nguyện cầu bay bổng lên trời cao bằng đôi cánh hùng vĩ”
Tuy vậy ăn chay không có cùng chung một ý nghĩa với mọi người.
Cha Christian de Chergé, viện phụ khổ tu Tibhirine nói: “Ăn chay, trong Mùa Chay trong Kitô giáo hay Mùa Chay Ramadan của người Hồi giáo (…) Kitô giáo, Hồi giáo hoặc Do Thái giáo (…) dù không cùng thực hành cùng một lúc, nhưng trên con đường đó sẽ đưa đến cho mọi người nhiều con đường rộng rãi thênh thang!”
Người Do thái giữ chay những ngày có liên can đến lịch sử của họ. Đối với người Do thái, ăn chay, trước tiên là nhắc nhở đến ngày Yom Kippour, ngày ăn chay là ngày thực sự nhịn ăn nhịn uống từ mặt trời lặn ngày hôm trước cho đến mặt trời lặn ngày hôm sau. Họ bắt đầu cầu nguyện và sám hối 10 ngày trước khi có những ngày lễ chính như lễ Roch Hachana, ngày lễ Tết của người Do thái. Trong những ngày này, mỗi người Do thái sẽ đến trước ngai Thiên Chúa để bị xét xử và kê khai những tội lỗi đã vi phạm trong năm vừa qua, rổi bắt đầu một năm mới đặt hết lòng tin cậy vào Thiên Chúa và chờ đợi ngày Đại Toàn Xá.
Ngoài lễ Kippour, người Do thái còn giữ những ngày chay tịnh khác trong năm, có liên can đến lịch sử của dân tộc họ. Trong tháng “têvêth” họ ăn chay để kỷ nịệm cuộc tàn phá và sụp đổ Đền Thánh Jerusalem lần thứ nhất và lần thứ hai. Họ cũng ăn chay để nhớ lại kỷ niệm “Cuộc ăn chay và bôi tro lên mình của “Hoàng hậu Esther”và người Do thái đã làm để ăn năn tội. Họ nhắc nhở đến người đàn bà tuyệt đẹp đã dâng mình cho vua Assuéreus xứ Ba tư để cứu dân tộc Do thái.khỏi phải tuyệt tự.
Ăn chay là cột trụ thứ tư trong năm cột trụ của Hồi giáo.
Đối với người Hồi giáo trong Mùa Ramadan là kỷ niệm lúc thiên thần mặc khải Kinh Coran cho ông Mahommed và được định nghĩa như sau: “Hởi người tín hữu! Ăn chay được truyền cho ngươi như đã được truyền qua nhiều thế hệ trong qua khứ. “Hãy kính sợ Đấng Tối Cao.” Đây là một dịp đặc ân để được thanh tẩy và suy tư về sự cao cả của Đấng Tối Cao và luật pháp của Ngài.
Đối với người Hồi giáo cũng như các tín hữu Kitô giáo thời sơ khai ăn chay không chỉ là nhịn ăn mà còn nhịn mọi thứ vui thú khác nữa. Họ nêu lên gương mẫu của Đức Trinh Nữ Maria là tự chế mọi lời nói để lòng lắng lại hầu nghe tiếng Thánh Thần thấm vào trong tâm khảm của mình mà lãnh nhận mầu nhiệm của Đấng Tối Cao..
Trường hợp của ông Gandhi, ông đã nhịn ăn hay tuyệt thực để tranh đấu bất bạo động cho dân tộc của ông. Cuộc tuyệt thực này là một hy sinh vượt lên cao và đem lại nguồn hy vọng. Nhịn ăn không chỉ là từ chối những tiện nghi, nhưng còn để hoàn tất một lý tưởng. Đối với ông Gandhi, nhịn ăn là một kỷ luật khổ hạnh làm cho trong sạch tâm hồn và thể xác vả lại cuộc tuyệt thực còn là dấu hiệu bên ngoài của cuộc đấu tranh bất bạo động dùng để nói lên sự thật và khơi dậy lòng cảm mến..
“Ăn chay và cùng nhau cầu nguyện là giúp nhau nhận biết sự yếu đuối của mình, sự thiếu sót trong việc kết hợp với Thiên Chúa và lòng ước ao được đến gần với Chúa. Ăn chay giúp nhận thức được chính mình trước nhan thánh Chúa, trước sự cám dỗ của ma quỷ và thành tâm cầu khẩn: “Xin Chúa ban cho con một trái tim trong sạch, lạy Chúa, xin sửa đổi lòng con để có một tinh thần vững chắc cương quyết.” (Tv 51,12) Nhưng con đã làm cho lòng con câm điếc với lời của tiên tri Isaiê (Tv 58, 6,12): “Ôi ăn chay làm cho lòng tôi được hoan hĩ…”
Người Kitô hữu ăn chay như một thời gian để ăn năn trở lại như dân Do Thái khi xưa, đuợc khơi dậy bởi Chúa Kitô (Mt 4,2; 6, 16-18; 9,15) và được đón nhận bởi truyền thống cao cả của Gíao Hội, ăn chay trước tiên là một hành động trong sự trở lại, đón nhận lời mời gọi đi theo gương mẫu của Chúa Kitô khi Chúa bị thử thách trong sa mạc.
Theo như lời thánh Phêrô Chrysologue, ăn chay cần phải khiêm nhương, kín đáo, để đào sâu lòng đói khát mong mỏi đuợc gặp gỡ và mở rộng vòng tay đón nhận sự sống lại của Chúa Kitô phát sinh từ ngôi mộ trống trong ngày Phục Sinh và nhận lãnh luơng thực mới từ Đấng Tối Cao.
Mùa Chay là thời gian thử thách và thanh tẩy, một thời gian đặc ân để làm cho linh hồn và giác quan trở nên tốt đẹp, một cuộc chiến đấu thiêng liêng và “gìn giữ tâm hồn” khỏi sa ngã và khao khát đón nhận “Chiên Vượt Qua”.
Trích từ “Les Mots de la vie intérieure” và “Passer de soi-même à Dieu” của Robert Thomas
Phó Tế J.B. Huỳnh Mai Trác
9. Ba Vũ Khí Chống Lại Sự Dữ: Cầu Nguyện, Ăn Chay Và Thống Hối (Trích VietCatholic)
Roma, ngày 1/3/2006 (Zenit) - Trong bài giảng khai mạc Mùa Chay nhân ngày thứ tư Lễ Tro, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nhắc nhở toàn thể giáo hội “cuộc đời Kitô hữu là một cuộc chiến đấu liên lỉ. Cầu nguyện, ăn chay và thống hối là ba vũ khí của Kitô hữu để chống lại sự dữ”.
Ngài nói: “để chiến đấu chống lại sự dữ, chống lại mọi hình thức ích kỷ và oán ghét, để chết cho chính bản thân hầu sống cho Chúa, mỗi Kitô hữu được mời gọi buớc theo con đường chay tịnh với lòng khiêm nhường và nhẫn nại, với lòng quảng đại và kiên tâm”.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã cử hành Lễ Tro theo như truyền thống tại vương cung thánh đường Thánh Nữ Sabiana, trên đồi Aventine ở Roma, với sự tham dự của các đức hồng y, các đức tổng giám mục và giám mục, các linh mục và tu sĩ dòng Biển Đức, Đa Minh và nhiều tín hữu. Trước đó, ĐTC đã bắt đầu nghi thức thứ Tư Lễ Tro bằng việc cầu nguyện tại nhà thờ thánh Alselmo và cuộc ruớc kiệu thống hối tới nhà thờ Thánh Sabina.
Trước nghi thức làm phép tro và nhận tro, ĐGH nhắc nhở lại ý nghĩa nghi thức này: “chúng ta có thể nói rằng thái độ nội tâm này giúp chúng ta ghi nhận cách tốt hơn cách thế Kitô hữu có thể đáp trả lại bạo lực đang đe dọa hoà bình trên thế giới. Quả thực, đây không phải là trả thù, oán ghét, càng không phải là chạy trốn vào một con đường thiêng liêng giả tạo. Câu trả lời của nguời bước theo Đức Kitô không gì khác hơn là quả quyết dấn bứơc theo con đường đã chọn, Đấng khi đối diện với các sự dữ thời đại của Ngài và sự dự của mọi thời, đã quả quyết ôm lấy thập giá. Hãy tiếp tục bền vững bước theo con đuờng tình yêu để đem lại nhiều hiệu quả hơn nữa”.
“Hãy tiếp tục bước theo vết chân của Ngài và hiệp nhất với Ngài, tất cả chúng ta phải quyết tâm chống lại sự dữ bằng sự thiện, chống lại gian dối bằng sự thật, oán thù bằng tình yêu”.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nhắc nhớ thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” : tình yêu là bí mật của nhân vị con nguời và bí mật của sự trở về của giáo hội. Tình yêu phải được diễn tả qua những hành động cụ thể đối với nguời lân cận của mỗi người, đặc biệt đối với nguời nghèo khổ và đang cần giúp đỡ. Tình yêu cụ thể chính là một trong những yếu tố căn bản của cuộc sống Kitô hữu, mà chính Chúa Giêsu đã mời gọi họ trở thành ánh sáng cho thế gian, để khi nhìn thấy những việc thiện hảo họ làm, nguời ta sẽ ngượi khen Thiên Chúa.”
ĐHY Josef Tomko, nguyên tổng trưởng thánh bộ Truyền Giảng Phúc Âm cho các Dân Tộc, đã xức tro cho ĐTC, sau đó chính ĐGH xức tro cho các vị đồng tế hiện diện.
Lm Stêphanô Bùi Thượng Lưu
10. Ăn Chay (Trích Vietcatholic)
Trong Kinh Thánh Do Thái, thỉnh thoảng chúng ta thấy người Do Thái ăn chay bằng cách nhịn ăn từ sáng cho đến chiều (Giô-na 3:7-8; 1 Sa-mu-en 14:24), và trong lòng Giáo Hội, thuở xưa cũng thế, người công giáo chúng ta cũng nhịn ăn từ sáng cho đến chiều mỗi khi ăn chay.
Trước thập niên 50, người công giáo còn giữ chay bằng cách không ăn gì từ nữa đêm cho đến khi rước lễ mỗi ngày.
Tập tục ăn chay bằng cách nhịn ăn nhịn uống từ rạng đông cho đến khi mặt trời lặn, ngày nay vẫn còn được anh chị em Hồi Giáo tuân giữ trong suốt tháng Ramadan. Người công giáo chúng ta chỉ còn ăn chay mỗi năm có hai lần, vào thứ tư lễ Tro và thứ sáu tuần thánh (đặc biệt năm nay, Năm Thánh 2000, sẽ có thêm một ngày ăn chay vào ngày 5 tháng 8, áp lễ Chúa Hiển Dung, để nói lên tình liên đới với anh chị em Chính Thống Giáo). Chúng ta ăn chay bằng cách mỗi ngày chỉ ăn một bữa no, còn các bữa kia, chỉ ăn chút đỉnh, và kiêng không ăn thịt các động vật trên trời, dưới đất, ngoại trừ động vật sống trong nước.
Trong khi ấy, anh chị em Phật Giáo lại ăn chay mồng một và ngày rằm, bằng cách vẫn ăn no, nhưng kiêng không ăn thịt của bất cứ động vật nào, chỉ ăn thực vật.
Mỗi tôn giáo đều có một cách thức để “ăn chay”, và ngay cả khoa học cũng “ăn chay”!!!
Thật thế, mỗi khi bác sĩ muốn khám sức khỏe chúng ta theo phương pháp khoa học, họ cũng buộc chúng ta nhịn ăn nhịn uống ít nhất là 12 đến 14 tiếng đồng hồ trước khi thử máu! Và chúng ta chấp nhận vâng theo mà không cần cật vấn hay phàn nàn.
Cái ăn chay “y học” này là để giúp bác sĩ và chúng ta biết tình trạng sức khỏe của chúng ta mà chăm lo, hay chữa lành. “Ăn chay nhà đạo” chúng ta cũng thế, cũng có mục đích chữa lành, và chăm lo sức khỏe “phần hồn” chúng ta, nhưng nhất là để kéo chúng ta ra khỏi chúng ta, mà chia sẻ cuộc sống mình với người khác, và đó cũng là cách chữa lành rất hiệu nghiệm.
Ăn chay nhà đạo phải đi liền với bố thí.
Ăn chay nhà đạo phải đi liền với công bằng xã hội.
“Chính ngày các ngươi muốn ăn chay để tiếng các ngươi kêu thấu trời cao thẳm, thì các ngươi lại ăn chay không đúng cách. Phải chăng đó là cách ăn chay mà Ta ưa chuộng trong ngày con người phải thực hành khổ chế? Cúi rạp đầu như cây sậy cây lau, nằm trên vải thô và tro bụi, phải chăng như thế mà gọi là ăn chay trong ngày các ngươi muốn đẹp lòng ĐỨC CHÚA?
Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao: mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm? Chẳng phải là chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ, thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục? Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng đông, vết thương ngươi sẽ mau lành” (I-sa-i-a 58:4-8).
Chúng ta, người công giáo Việt Nam đang sống ở hải ngoại, rất được giáo quyền và giáo dân địa phương cảm phục vì chúng ta “giữ đạo” rất giỏi, “đi đạo” đi lễ rất đông, rất chuyên cần, như ánh sáng, gương lành cho họ, tuy nhiên họ vẫn thắc mắc sao không thấy, hay chưa thấy nhiều người Việt công giáo chúng ta dấn thân trong các nhóm hoạt động cho công bằng xã hội, tranh đấu cho người nghèo, cho kẻ làm việc mà không có bảo hiểm sức khỏe, cho con em giới lao động đang phải đi học trong những trường dở,...
Phải chăng đó là tiếng thôi thúc chúng ta trong mùa chay Năm Thánh, năm Giáo Hội mời gọi mọi người ý thức sâu hơn và dấn thân nhiều hơn cho công bằng xã hội.
Lạy Chúa, xin sử dụng chúng con như “những người sửa lại những lỗ hổng, là kẻ tu bổ phố phường cho người ta cư ngụ” (I-sa-i-a 58:13).
-Cầu nguyện
-Quyết tâm
-Dấn thân
Frère Fortunat Phong, FSC
11. Suy Niệm Về Ăn Chay (Trích VietCatholic)
Ngày nay Giáo Hội Công Giáo khi nói về ăn chay thường nêu lên tính chất hay tinh thần Mùa Chay là : ăn chay, cầu nguyện và chia sẻ. Ba đức tính này có từ thời Giáo Hội sơ khai và cũng chẳng cần phải phát minh: dân Do Thái đã thực hành từ ngàn xưa.
Những cách ăn chay của người tín hữu cũng có nhiều thay đổi. Lúc đầu các tín hữu đã vượt qua những tập tục của người Do Thái, mà chỉ giữ lại những gì cần thiết. Nhưng những ngày ăn chay đã được ấn định gần một phần ba của những ngày trong năm.
Chỉ vào thế kỷ thứ IV mới có những luật lệ về phụng vụ chỉ dẫn một cách rỏ ràng và tất cả đều hướng về ngày Lễ Phục Sinh.
Vào lúc bây giờ thì luật buộc ăn chay gồm có các ngày Thứ Sáu và Thứ bảy Tuần Thánh và suốt 40 ngày Mùa Chay.
Tiếp đến là các giáo hữu phỏng theo tập tục của những ẩn tu ở trong sa mạc Ai cập, là bó buộc phải ăn chay tất cả mọi ngày trừ ngày chúa nhật, và phải nhịn ăn ít nhất hai ngày mỗi tuần. Để đạt được con số tượng trưng thời gian Chúa Kitô ở trong sa mạc, Giáo Hội lập thêm ba ngày nữa từ Thứ Tư lễ Tro cho đến Chủ nhật 1 Mùa Chay.
Trong Mùa Chay, thêm vào số ngày ăn chay thông thường thì phải giữ thêm ngày thứ tư và ngày thứ sáu và những ngày vọng trước những lễ trọng và những ngày chay do Đức Giám Mục giáo phận ấn định bởi những lý do đặt biệt. Trong thực tế, mỗi người tuỳ tiện ăn một bữa mỗi ngày. Sau buổi tối thì không uống rượu, ăn thịt, mở béo, trứng, bánh trái và những gì có thịt và chỉ ăn cá mà thôi.
Bây gìờ người ta không còn nhiệm nhặt như trước kia,nữa. Kể từ Đệ Nhị Thế chiến thì luật ăn chay được đặt lại rỏ ràng và cố định hơn
Ngày nay thì các Giám Mục sở tại thường khuyên nhủ giáo dân là xét tội mỗi ngày thứ sáu và nhất là trong mùa Chay, khuyến khích nhịn ăn thịt các ngày thứ sáu và dành nhiều thì giớ vào việc cầu nguyện. Luật định ăn chay kiêng thịt chỉ có hai ngày là ngày thứ tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh.
Từ nay Giáo Hội khuyến khích giáo hữu thực hành ăn chay để đem lại mọi sự tốt đẹp cho chính mình và luôn nhắc nhở đến ý nghĩa cao đẹp của việc ăn chay; là hãm mình, và chia sẻ hòng đem lại sự hòa hợp giữa thân xác, tinh thần và tâm trí như Chúa Kitô đã thực hành.
Giáo Hội khuyên mọi giáo hữu là ăn chay làm sao để có lợi về mọi mặt như trở lại mở lòng mở trí với công việc phụng vụ, yêu mến Thiên Chúa và đồng loại, cũng như đón nhận một đòi sống sung mãn trong ơn nghĩa Chúa.
Noi gương các tu viện, có nhiều cọng đòan mà những thành viên là nam hay nữ đã nêu cao ý nghĩa ăn chay là con người không chỉ nuôi sống bằng bánh nên vẫn tiếp tục ăn chay hãm mình bằng cách ăn chay hoặc nhịn ăn theo những định kỳ. (Trích báo La Croix)
Phó Tế J.B. Huỳnh Mai Trác
12. Sự Cần Thiết Của Việc Ăn Chay
Tất cả các thánh đều biết về sự cần thiết của việc Ăn Chay. Khi người dân ăn chay thì tổ quốc họ được giải phóng. Ma quỷ cũng phải chạy trốn mà không dám quấy rầy hay làm phiền gia đình hay tổ quốc của người ăn chay ấy.
Thật sự ăn chay là cơ hội đầy quyền năng nhưng ít người nhận ra tầm quan trọng của việc ăn chay. Ăn chay là con đường nhanh nhất để hoàn thành mọi sự. Có những sự việc cần phi mất nhiều năm mới thành tựu, nhưng khi Chúa kêu gọi ta ăn chay thì sự việc ấy sẽ thành tựu trong một thời gian ngắn.
Đây là những điều cụ thể mà chúng tôi đã tìm được từ trong Thánh Kinh:
Khi cầu nguyện và ăn chay thì có thể đuổi được ma quỷ. (Mat 17:2)
Dân thành Ninivê tránh được sự trừng phạt của Thiên Chúa, qua việc họ nhất tề ăn chay và thống hối.( Sách Jona 3:5-10)
Hoàng hậu Esther ăn chay đã giúp cho nước Do Thái khỏ ibị huỷ diệt (Sách Esther 4:16)
Jehosphaphat và dân tộc Do Thái được giải phóng nhờ sự kêu gọi ăn chay.(2 chr 20:3)
Qua ăn chay, ta có thể thoát ra khỏi những tình huống khó khăn và tuyệt vọng. Nếu bạn cảm thấy được Chúa kêu gọi để ăn chay thì hãy đi tìm Thánh Ý Chúa để xem Chúa muôn bạn ăn chay kiểu nào, ăn chay toàn thời gian hay bán thời gian, và ăn chay trong bao lâu./.
0 comments:
Đăng nhận xét