1. Thiên Chúa của lòng thương xót
Mặc khải Thánh Kinh là cho chúng ta biết Thiên Chúa là tình yêu,
nhưng tình yêu của Thiên Chúa đối với con người được diễn tả với một đường nét
đặc biệt, trong mối tương quan riêng biệt của con người với Thiên Chúa : Thiên
Chúa là Đấng cao cả vô cùng, còn con người lại là những con người giới hạn và lỗi
lầm. Thực tế của tội tổ tông là một điều gắn liền với thân phận con người, gắn
liền với thân phận con người phải chết, và con người đã bất trung với Chúa cũng
như phản bội lẫn nhau. Bởi vì thực trạng của con người trước mặt Chúa là hư vô
và là con người có tội; nghĩa là đời sống con người luôn phải đối diện với sự
ác và tội lỗi, nên đời sống ấy đặt con người trước mặt Chúa như là những người
cần được đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa.
Lịch sử ơn cứu độ chính là lịch sử của một thứ tình yêu kỳ diệu
của Thiên Chúa, tình yêu Thiên Chúa bầy tỏ lòng nhân từ, thương xót của Ngài
trước nỗi thống khổ của người nghèo khổ và người tội lỗi.
1.1
Chúa cứu giúp người khốn khổ :
Thiên Chúa tỏ hiện chính bản thân Ngài như Đấng che chở người
nghèo khổ, kẻ goá bụa, mồ côi… Đây là kinh nghiệm đức tin của người Israen từ
thời Xuất Hành, và kéo dài suốt dòng lịch sử của Dân :
- Xh 3,7-20 : "ĐỨC CHÚA phán : "Ta đã thấy rõ cảnh khổ
cực của dân Ta bên Ai-cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ.
Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng. 8 Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay
người Ai-cập, và đưa chúng từ đất ấy lên một miền đất tốt tươi, rộng lớn, miền
đất tràn trề sữa và mật, xứ sở của người Ca-na-an, Khết, E-mô-ri, Pơ-rít-di,
Khi-vi và Giơ-vút. 9 Giờ đây, tiếng rên siết của con cái Ít-ra-en đã thấu tới
Ta ; Ta cũng đã thấy cảnh áp bức chúng phải chịu vì người Ai-cập. 10 Bây giờ,
ngươi hãy đi ! Ta sai ngươi đến với Pha-ra-ô để đưa dân Ta là con cái Ít-ra-en
ra khỏi Ai-cập."
- Dnl 7,7: ĐỨC CHÚA đã đem lòng quyến luyến và chọn anh em,
không phải vì anh em đông hơn mọi dân, thật ra anh em là dân nhỏ nhất trong các
dân.
- Is 66,2 : Tất cả những vật ấy, chính tay Ta đã làm. Tất cả những
vật ấy đều là của Ta - sấm ngôn của ĐỨC CHÚA.Kẻ được Ta đoái nhìn : đó là người
nghèo khổ, người có tâm hồn tan nát, người nghe lời Ta mà run sợ.
Chúng ta có thể
đọc được những lời như thế tràn ngập trong Sách Thánh, đặc biệt là trong Thánh
Vịnh.
1.2 Thiên Chúa cứu giúp tội nhân
Một khía cạnh
thứ hai của lòng thương xót Chúa, chính là việc Thiên Chúa cho thấy lòng nhân từ
của Chúa còn vượt thắng được tội lỗi đến độ, vì tội lỗi, con người lại được tiến
sâu hơn vào mầu nhiệm lòng âu yếm của Thiên Chúa :
- Xh 34,6-16 : ĐỨC CHÚA đi qua trước mặt ông và xướng : "ĐỨC
CHÚA ! ĐỨC CHÚA ! Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa
và thành tín, 7 giữ lòng nhân nghĩa với muôn ngàn thế hệ, chịu đựng lỗi lầm, tội
ác và tội lỗi, nhưng không bỏ qua điều gì, và trừng phạt con cháu đến ba bốn đời
vì lỗi lầm của cha ông." 8 Ông Mô-sê vội vàng phục xuống đất thờ lạy 9 và
thưa: "Lạy Chúa, nếu quả thật con được
nghĩa với Chúa, thì xin Chúa cùng đi với chúng con. Dân này là một dân cứng đầu
cứng cổ, nhưng xin Ngài tha thứ những lỗi lầm và tội lỗi của chúng con, và nhận
chúng con làm cơ nghiệp của Ngài."
- Hs 1,6.11,8 : 1,6 Bà lại có thai và sinh một người con gái. ĐỨC
CHÚA phán với ông : "Hãy đặt tên nó là Lô Ru-kha-ma ("không-được-thương")
vì Ta không còn chạnh thương nhà Ít-ra-en, không xử khoan hồng với chúng nữa.
(…). Hs 11,8 : Hỡi Ép-ra-im, Ta từ chối ngươi sao nổi ! Hỡi Ít-ra-en, Ta trao nộp ngươi sao
đành ! Làm sao Ta xử với ngươi như với Át-ma, để ngươi nên giống như Xơ-vô-gim được
? Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi".
- Gr 31,20 : - Ép-ra-im có phải là đứa con Ta yêu dấu, một đứa
con Ta rất mực mến yêu ? Vì mỗi lần nhắc tới nó, Ta lại thấy nhớ thương, nên
lòng Ta bồi hồi thổn thức, Ta thương nó, thương nó thật nhiều, - sấm ngôn của ĐỨC
CHÚA.
- Is 49,14-20 : Xi-on từng nói : "ĐỨC CHÚA đã bỏ tôi, Chúa
Thượng tôi đã quên tôi rồi!" Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình,
hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau ? Cho dù nó có quên đi nữa,
thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ. Hãy xem, Ta đã ghi khắc ngươi trong
lòng bàn tay Ta, thành luỹ ngươi, Ta luôn thấy trước mặt.
1.3
Lòng Nhân từ kêu gọi Hoán cải
Tuy nhiên, đó không phải là một Thiên Chúa yếu hèn, ủy mị, chỉ
biết cưng chiều. Lòng nhân từ và tha thứ không phải để người ta ỉ lại, dựa dẫm,
nhưng là để kêu gọi tội nhân quay về với Ngài :
- Gr 3,12 : Hãy đi, hô lên cho miền Bắc nghe những lời này : Trở
về đi, hỡi Ít-ra-en phản bội - sấm ngôn của ĐỨC CHÚA ! Ta sẽ không nghiêm nét mặt
với các ngươi nữa, vì Ta giàu lòng xót thương - sấm ngôn của ĐỨC CHÚA - và Ta
không giận dữ mãi đâu.
- Hs 11,9 : "Ta sẽ không hành động theo cơn nóng giận, sẽ
không tiêu diệt Ép-ra-im nữa, vì Ta là Thiên Chúa, chứ không phải người phàm. Ở
giữa ngươi, Ta là Đấng Thánh, và Ta sẽ không đến trong cơn thịnh nộ.
- Is 55,7 : Kẻ gian ác, hãy bỏ đường lối mình đang theo, người bất
lương, hãy bỏ tư tưởng mình đang có mà trở về với ĐỨC CHÚA - và Người sẽ xót
thương -, về với Thiên Chúa chúng ta, vì Người sẽ rộng lòng tha thứ.
Quả thật, Kinh Thánh diễn tả một thứ đạo
cứu độ chứ không phải đạo luân lý. Đạo cứu độ là một mặc khải vể Thiên Chúa như
Đấng từ bi thương xót, tỏ bầy đường lối cứu đô của Ngài trong một thứ logích của
tình yêu luôn dành ưu tiên cho những người nghèo, những người bé mọn. Thiên
Chúa là Cha yêu thương, không tìm danh giá cho mình hay tìm xoa dịu tính tự ái
của mình, nhưng tỏ tình yêu đặc biệt cho những đứa con bé mọn nhất, những người
rớt vào những hoàn cảnh khó khăn nhất, cả về vật chất lẫn tinh thần.
2. Đức
Giêsu tỏ bày lòng nhân từ thương xót của Chúa Cha
Sứ vụ của Đức Giêsu rõ ràng là nhằm tới những người nghèo: Khởi
đầu sứ vụ Chúa đã được đầy Thánh Thần để đi loan báo Tin Mừng cho những người
nghèo, Hành vi của chúa, lời giảng của Chúa phô diễn lòng nhân từ của Thiên
Chúa. Điều này được diễn tả đặc biệt trong Tin Mừng Luca
- Lc 4, 17-21 : "Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ
I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng : 18 Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì
Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người
đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ
được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, 19 công bố một năm hồng ân của
Chúa. Đức Giê-su cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống.
Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. 21 Người bắt đầu nói với họ :
"Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe."
- Đức Giêsu chỉ vui mừng một lần duy nhất khi nhận ra nhiệm cục
cứu độ của Chúa Cha được thể hiện : Lc 10,21 : Ngay giờ ấy, được Thánh Thần tác
động, Đức Giê-su hớn hở vui mừng và nói : "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất,
con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái
biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha,
vì đó là điều đẹp ý Cha.
Kiểu sống của Chúa Giêsu la lê la với những người nghèo. . .
Ngài luôn bênh vực những người nghèo và xác định phẩm giá của người nghèo dựa
vào lòng tôn trọng của chính tình thương của Chúa. Niềm vui mừng lớn nhất trong
cuộc đời Chúa Giêsu chính là khám phá ra thánh ý yêu thương đặc biệt của Chúa
Cha dành cho những người bé mọn nhất.
Quả thật, Chúa Giêsu thể hiện vai trò cứu độ của Ngài, không phải
như một đấng uy quyền, nhưng như Đáng đầy lòng từ bi thương xót. Chính bằng đường
nét đó, Chúa Giêsu tỏ mình ra là Đấng Mêsia đích thực :
- Mt 11, 2-6 : Ông Gio-an lúc ấy đang ngồi tù, nghe biết những
việc Đức Ki-tô làm, liền sai môn đệ đến hỏi Người rằng : 3 "Thưa Thầy, Thầy
có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác ?" 4
Đức Giê-su trả lời : "Các anh cứ về thuật lại cho ông Gio-an những điều mắt
thấy tai nghe : 5 Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc
được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng, 6 và phúc thay người
nào không vấp ngã vì tôi."
Chúa Giêsu thực hiện chương trình cứu độ của Chúa Cha bằng cách
thể hiện hình ảnh Thiên Chúa là Đấng nhân từ. Thư Do Thái cũng cho thấy Đức
Giêsu là vị Thượng tế nhân từ
- Dt 2,17 : "Bởi thế, Người đã phải nên giống anh em mình về
mọi phương diện, để trở thành một vị Thượng Tế nhân từ và trung tín trong việc
thờ phượng Thiên Chúa, hầu đền tội cho dân."
Và như thế là tỏ hiện ước muốn của Thiên Chúa : Dường khi khi ký
giao ước với dân, TC đã làm cho dân thành đồng bào "cùng nòi giống với
Ngài"
- Cv 17,28 : "Thật vậy, chính ở nơi Người mà chúng ta sống,
cử động, và hiện hữu, như một số thi sĩ của quý vị đã nói : 'Chúng ta cũng thuộc
dòng giống của Người.'
3. Sống
linh đạo lòng thương xót
Tuy nhiên, tình yêu của Thiên Chúa tỏ bày một đường lối quan trọng
cho con người. Mikha tuyên sấm về việc Giavê triệu tập số còn sót lại bằng những
con chiên què, những người bị tan tác tha phương và không còn bám víu vào loài
người[1].
Trước tiên, chúng ta thấy Mi-kha tuyên báo số còn sót lại, tức
những người được Giavê yêu thương và cứu
thoát là những người bé mọn nhất, tầm thường nhất trong Dân, những người đau khổ
:
- Mk 4, 6-7 : “Ngày ấy - sấm ngôn của ĐỨC CHÚA - chiên nào què,
Ta sẽ quy tụ lại, chiên nào đi lạc xa hay bị Ta giáng hoạ, Ta sẽ tập hợp về. Ta
sẽ dùng chiên què làm số sót, biến chiên đi lạc thành dân tộc hùng cường".
Đó là lời tuyên sấm của Chúa, lời tuyên sấm mang lại niềm hy vọng
cho những người bé mọn nhất, những người không còn biết bám víu vào đâu để rồi
đặt tất cả cuộc đời mình, tương lai của mình vào tay Thiên Chúa. Đám dân còn
sót lại, theo sự chọn lựa của Chúa, chính là những người nghèo hèn nhất, những
người bị loại ra bên lề của cuộc sống :
- Mk 5,2.6 : “Vì thế, Đức Chúa sẽ bỏ mặc Ít-ra-en cho đến thời một
phụ nữ sinh con. Bấy giờ những anh em sống sót của người con đó sẽ trở về với
con cái Ít-ra-en.(…) Bấy giờ giữa chư dân, số còn sót lại của nhà Gia-cóp sẽ
như sương ĐỨC CHÚA gửi đến, như sương móc trên đám cỏ xanh. Nó không cậy trông ở
người thế, chẳng mong chi nơi con cái loài người.
Lời tuyên sấm của Mikha cho thấy nhiệm cục cứu độ của Thiên
Chúa, đường lối của Thiên Chúa khác hẳn cách suy nghĩ bình thường của con người.
Rồi Dân bé mọn ấy, những con chiên què ấy, sẽ được Chúa triệu tập lại, cũng nhờ
một đấng Mêsia xuẩt hiện ở một nơi nhỏ bé mà người ta không chờ đợi. Vâng,
ngưòi thứ nhất trong sống còn sót lại ấy chính là một vị vua Messia, sinh ra tại
thôn Bethlehem, một thôn nhỏ nhất trong các
thành phố của Giuđa, thậm chí có nhiều lúc còn không được kể như một đơn
vị hành chính.
- Mk 5, 1 : “Phần ngươi, hỡi Bê-lem Ép-ra-tha, ngươi nhỏ bé nhất
trong các thị tộc Giu-đa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng
thống lãnh Ít-ra-en.
Ta biết rằng Bethlehem vẫn được coi là nơi nhỏ bé. Sách Giosuê,
khi kể danh sách các thành của Giuđa, bản văn tiếng Hipri không kể đến
Bethlehem, (Gs 15,58); chỉ có bản Hy lạp mới thêm vào.
Đường lối cứu độ của Thiên Chúa tỏ bày một sự đảo ngược kỳ lạ :
- Mt 19,30 : "Nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, và
nhiều kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu." (Xc. Mt 20,16; Mc 10,31; Lc
13,30)
Đường
lối ấy thể hiện một cách cụ thể trong lịch sử Giáo Hội :
- 1 Cr 1, 26-31 : "Thưa anh em, anh em thử nghĩ lại xem :
khi anh em được Chúa kêu gọi, thì trong anh em đâu có mấy kẻ khôn ngoan trước mặt
người đời, đâu có mấy người quyền thế, mấy người quý phái. 27 Song những gì thế
gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan, và
những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ
hùng mạnh ; 28 những gì thế gian cho là hèn mạt không đáng kể, là không có, thì
Thiên Chúa đã chọn để huỷ diệt những gì hiện có, 29 hầu không một phàm nhân nào
dám tự phụ trước mặt Người. 30 Phần anh em, chính nhờ Thiên Chúa mà anh em được
hiện hữu trong Đức Ki-tô Giê-su, Đấng đã trở nên sự khôn ngoan của chúng ta, sự
khôn ngoan phát xuất từ Thiên Chúa, Đấng đã làm cho anh em trở nên công chính,
đã thánh hoá và cứu chuộc anh em, 31 hợp như lời đã chép rằng : Ai tự hào thì
hãy tự hào trong Chúa.
Kinh Thánh cho thấy những kẻ làm vui lòng Thiên Chúa không phải
là là những người tự hào cho rằng minh công chính, nhưng là những tội nhân biết
hối hận, sánh như con chiên và đồng bạc vị mất nhưng lại được tìm thấy, như người
con hoàng trở vể (X. Lc 15, 7.10.20 tt )
Chóp đỉnh của thư Roma nằm trong sự khải mặc khải này : trong
khi người Do Thái quên lãng lòng nhân từ của Thiên Chúa và cho rằng họ được
công chính nhờ công trình hay việc thực hành lề luật, thì thánh Phaolo lại
tuyên bố rằng : họ cũng là tội nhân, và như vậy họ cần lòng nhân từ… và như thế, họ chỉ được nên công chính nhờ đức tin..
Quả thật, người Kitô hữu cần khám phá ra một thứ linh đạo của
lòng thương xót, đó là dám sống thật con người giới hạn và tội lối của mình.
Khi con người ý thức mỗi bất hạnh, tội lỗi của mình, thì lúc đó, con người nhận
ra lòng nhân từ vô biên của Thiên Chúa biểu lộ cho họ.
Đồng thời, người Kitô hữu cững được mời gọi để sống lòng thương
xót của Chúa đối với anh chị em của mình :
- Lc 6,36 : "Anh em
hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ.
- Cl 3,12-15 : "Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển
lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu,
khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. 13 Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu
trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho
anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. 14 Trên hết mọi đức
tính, anh em phải có lòng bác ái : đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. 15 Ước gì
ơn bình an của Đức Ki-tô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy
nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ
tri ân.
Mc 5,19
5,19 Nhưng Người không cho phép, Người bảo : "Anh cứ về nhà với thân nhân, và thuật
lại cho họ biết mọi điều Chúa đã làm cho anh, và Người đã thương anh như thế
nào."
Rm 9,15-18
9,15 Quả vậy, Thiên Chúa đã phán với ông Mô-sê : Ta muốn thương
xót ai thì thương xót, muốn cảm thương ai thì cảm thương. 16 Vậy người ta được
chọn không phải vì muốn hay chạy vạy, nhưng vì được Thiên Chúa thương xót. 17
Quả thế, trong Kinh Thánh, Thiên Chúa cũng nói với Pha-ra-ô : Ta đã cất nhắc
ngươi lên, chính là để dùng ngươi làm cớ cho mọi người thấy sức mạnh của Ta, và
để cho danh Ta lẫy lừng trên khắp hoàn cầu. 18 Vậy Thiên Chúa thương xót ai là
tuỳ ý Người, và làm cho ai ra cứng cổ cũng tuỳ ý Người.
Rm 11,30-32
11,30 Thật vậy, trước kia anh em đã không vâng phục Thiên Chúa,
nhưng nay anh em đã được thương xót, vì họ không vâng phục ; 31 họ cũng thế :
nay họ không vâng phục Thiên Chúa, vì Người thương xót anh em, nhưng đó là để
chính họ cũng được thương xót. 32 Quả thế, Thiên Chúa đã giam hãm mọi người
trong tội không vâng phục, để thương xót mọi người.
Rm 12,1
12,1 Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên
nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng
Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người.
Rm 15,9
15,9 Còn các dân ngoại có được tôn vinh Thiên Chúa, thì đó là do
lòng thương xót của Người, như có lời chép : Vì thế giữa muôn dân con cất lời cảm
tạ, dâng điệu hát cung đàn ca mừng danh thánh Chúa.
Ep 2,4
2,4 Nhưng Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu mến
chúng ta,
1Tm 1,13-16
1,13 Trước kia, tôi là kẻ nói lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược,
nhưng tôi đã được Người thương xót, vì tôi đã hành động một cách vô ý thức,
trong lúc chưa có lòng tin. 14 Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta, đã ban cho tôi
đầy tràn ân sủng, cùng với đức tin và đức mến của một kẻ được kết hợp với Người.
15 Đây là lời đáng tin cậy và đáng mọi người đón nhận : Đức Ki-tô Giê-su đã đến
thế gian, để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi. 16 Sở dĩ tôi được
thương xót, là vì Đức Giê-su Ki-tô muốn tỏ bày tất cả lòng đại lượng của Người
nơi tôi là kẻ đầu tiên, mà đặt tôi làm gương cho những ai sẽ tin vào Người, để
được sống muôn đời.
Tt 3,5
3,5 Không phải vì tự sức mình chúng ta đã làm nên những việc
công chính, nhưng vì Người thương xót, nên Người đã cứu chúng ta nhờ phép rửa
ban ơn Thánh Thần, để chúng ta được tái sinh và đổi mới.
Dt 4,16
4,16 Bởi thế, ta hãy mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa là
nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần.
Gc 5,11
5,11 Kìa xem : chúng ta tuyên bố : phúc thay những kẻ đã có lòng
kiên trì ! Anh em đã nghe nói đến lòng kiên trì của ông Gióp và đã thấy mục
đích Chúa nhắm, vì Chúa là Đấng từ bi nhân hậu.
1Pr 1,3
1,3 Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa
chúng ta ! Do lượng hải hà, Người cho chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm
hy vọng sống động, nhờ Đức Giê-su Ki-tô đã từ cõi chết sống lại,
*
Lòng Thương xót của Đức Kitô
2Tm 1,18
1,18 Xin Chúa ban cho anh tìm thấy nơi Chúa lòng thương xót,
trong Ngày đó. Về công việc phục vụ của anh ấy ở Ê-phê-xô, thì anh đã quá rõ.
*
Lòng thương xót của người Kitô hữu
Lc 6,36
6,36 "Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng
nhân từ.
Mt 5,7
5,7 Phúc thay ai xót thương người,
vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
Gc 2,13
2,13 Vì Thiên Chúa không thương xót khi xét xử kẻ không biết
thương xót. Còn ai thương xót, thì chẳng quan tâm đến việc xét xử.
Gc 3,17
3,17 Đức khôn ngoan Chúa ban làm cho con người trở nên trước là
thanh khiết, sau là hiếu hoà, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa
thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình.
1Pr 3,8
3,8 Sau hết, tất cả anh chị em hãy đồng tâm nhất trí, thông cảm
với nhau, hãy yêu thương nhau như anh em, hãy ăn ở nhân hậu và khiêm tốn.
*
Xin coi chữ "misericorde (nhân từ)" trong Điển ngữ Thần Học Thánh
Kinh
- Nhân từ : ở Tây Phương : trắc ẩn, tha
thứ… không diễn tả hết ý
nghĩa của dân Israen, theo đó, lòng nhân từ kết hợp hai luông tư tưởng : trắc ẩn
và trung thành.
- Ở Israen : Rahamim : Sự gắn bó tự nhiên với người khác; bắt
nguồn nơi cõi lòng của người mẹ (rêhem : 1V3,26) hoặc nơi tâm can (rahamim) của
người cha (Gr 31,20; Tv 103,13; hoặc của người anh (stk 43,30). Đó là lòng âu yếm,
trắc ẩn về một tình huống bi thảm, thể hiện ngay nơi cử chỉ…
-Từ ngữ Do Thái thứ hai : Hêsed: nhân từ, biểu thì sự hiếu từ,
nghĩa là mối liên lạc nối kết hai con người và hàm chứa sự trung thành. Ở đây,
lòng nhân từ không chỉ là âm hưởng của một bản năng nhân từ và có thể lầm lẫn về
đối tượng cũng như về bản chất của mình, nhưng là nhân từ có ý thức và dụng ý.
Đó cũng chính là sự đáp trả một bổn phận nội tâm, lòng trung thành với chính
mình.
-
Linh đạo của người nghèo :
- Sống bằng bản thân : vượt thoát được tầng lễ nghĩa. Cần Chúa
cho chính bản thân mình, cho cuộc đời đau khổ và tội lỗi của mình, chứ không phải
cần Chúa như một chút hoa lá cành làm đẹp cuộc đời…
- Mắc nợ nghĩa tình : sống tương quan con người chứ không phải sống
vì một lý tưởng. Sống mạnh mẽ hơn là sống với sự vật rất nhiều.
2.1
Kinh nghiệm tương giao cụ thể
Kinh nghiệm của thánh Vinh Sơn trong lãnh vực này khám phá ra
người nghèo luôn sống mối tương giao cụ thể.
“… Đối với người nghèo, Chúa ban cho họ có đức tin sống động; họ
tin, họ sờ mó, họ nếm cảm Lời hằng sống. . . “ {Coste XII, 170-171}
Đối với người nghèo, kinh nghiệm cụ thể lớn hơn lý thuyết. Người
nghèo sống mối tương quan sống động với ai khác và điều đó chính là nét căn bản
của truyền thống Kinh Thánh. Mối giao tiếp con người với nhau là nét đặc trưng
của truyền thống Kitô giáo. Sống đức Tin là giao tiếp với Thiên Chúa và hiệp
thông với tha nhân chứ không phải sống theo một học thuyết “ăn ngay ở lành”. Lý
tưởng của đời sống này không phải là tìm thấy niềm vui vì bản thân mình hoàn hảo,
không phải thực hiện một thái độ anh hùng hay thể hiện tư cách một “chính nhân
quân tử”, mà là để cho ai khác dính dáng vào bản thân mình và nghe được từ đó một
lời kêu mời dấn thân. Chính từ động lực của một “mối tương quan nhân bản”, động
lực ”dấn thân vì tha nhân”, động lực “lấy lý do hiện hữu trong tương quan với
tha nhân” mà người ta tìm thấy nẻo đường chân chính để đi vào Nước Trời.
2.2
Từ nguồn mạch tương giao cụ thể ấy…
Từ nguồn mạch căn bản của mối tương giao cụ thể ấy, chúng ta có
thể khám phá thêm một vài nét tiêu biểu :
* Sống
bằng chính bản thân
Người ta nói rằng : phú quí sinh lễ nghĩa. Điều đó cũng có nghĩa
là người giầu sống trong một vòng vây của rất nhiều tường rào của lễ nghĩa, của
văn hoá, của lập trường tư tưởng... Những điều đó chắc hẳn là tốt, nhưng chúng
cũng không phải là không có thách đố. Trong vòng vây của những lớp “lễ nghĩa”
như thế, người ta đánh giá nhau qua phong thái lịch sự, người ta lo buồn chỉ vì
một lời nói thiếu lịch sự . . .
Những người nghèo là những người “bị” bắt buộc đưa chính bản thân
mình vào cuộc tương giao. Người nghèo chia sẻ “hai đồng xu” thì không phải là lễ
nghĩa hay danh giá, mà là chia sẻ chính sự sống của bản thân mình. Người nghèo
không bị dằn vặt nhiều vì những “lớp hàng rào”. Khi người ta túng thiếu thì lễ
nghĩa quí tộc như một thứ trang trí chẳng quan trọng bằng chính những điều gắn
liền với sự sống.
Mặt khác, chính vì người nghèo sống trong sự bấp bênh, bấp bênh
của chính bản thân, nên họ dễ tin tưởng và phó thác trọn vẹn cuộc đời mình vào
Thiên Chúa hơn. Với người nghèo, Thiên Chúa không chỉ là một Đấng cần thiết
trong suy tư đấu đá với những lý thuyết vô thần, Thiên Chúa không chỉ là Đấng
trợ giúp một vài khó khăn lặt vặt, nhưng Ngài là nguồn mạch ban sự sống đích thực,
Ngài thực sự là Đấng vượt qua cái chết và Phục Sinh trong chính cuộc đời của
mình.
* Khả
năng lãnh nhận
Con người, trong biết bao nhiêu điều cao quí cũng như tầm thường
và xấu xa nhất của phận người, có duy một khả năng có thể đưa con người lên cao
hơn hết và giúp hoàn thành khát khao căn bản nhất của con người, đó là khả năng
lãnh nhận, lãnh nhận cho đúng và trọn vẹn. Khả năng lãnh nhận nơi con người là
điều cao quí nhất, bởi vì cuối cùng vận mạng của con người chỉ có thể hoàn
thành nơi Chúa, chỉ có thể sung mãn trọn vẹn khi được làm con cái tự do của
Thiên Chúa; những điều này không thể là kết quả của tài năng, của nhân đức, của
nỗ lực luân lý mà chỉ có thể là kết quả của ơn cứu độ mà con người được lãnh nhận.
“Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và
vu khống đủ điều xấu xa.Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh
em ở trên trời thật lớn lao. {Mt 5,11-12}.
Chúng ta có thể nhận thấy những người nghèo thời Chúa Giêsu, những
người đổ xô theo Chúa và lãnh nhận những hồng ân của Chúa.
Hơn nữa, trong tình yêu, là “bản chất” của toàn thể “thực tại”,
của Thiên Chúa, của con người và của vũ trụ, thì chỉ có khả năng lãnh nhận mới
có thể giúp con người đón nhận được những “món quà” mà con người không bao giờ
có thể mua bán hay đổi chác được, đó là “tình người”, đó là chính bản thân của
người dâng tặng. Người nghèo có khả năng lãnh nhận chính tình yêu của Thiên
Chúa. Như thế, người nghèo cũng dễ có
tâm tình tri ân chân thật hơn, bởi vì tri ân sâu xa nhất chính là tri ân vì được
đón nhận chính bản thân của Thiên Chúa được trao tặng “miễn phí” trong tình
yêu.
Kết
Dĩ nhiên, còn rất nhiều nét trong “linh đạo của người nghèo” mà
người Nữ Tử Bác Ái được mời gọi để khám phá nơi người nghèo, nơi mỗi hoàn cảnh
của mỗi người nghèo. Người Nữ Tử Bác Ái cần tìm ra cáo “duyên” của từng nỗi đời,
từng con người cụ thể đối với ơn cứu độ của Thiên Chúa; điều mà các chị chỉ có
thể thực hiện được trong niềm tin sâu xa nơi Thiên Chúa.
2.
Thần Học
- Xc, Thông Điệp Thiên Chúa giầu lòng thương xót
3.
Suy niệm
Lòng thương xót là một phẩm tính của Giavê Thiên Chúa, lòng
thương xót là tình yêu của Chúa đổ xuống, và đổ xuông tới những người bé mọn nhất…
Chính vì thế mà lòng thương xót của Chúa Giêsu cũng là một dấu
chứng của ơn cứu độ, của một Đấng Mê-si-a đích thực, như Chúa Giêsu đã muốn nhắn
gời tới Gioan Tẩy Giả.
Is 29,19 : Nhờ ĐỨC CHÚA, những kẻ hèn mọn sẽ ngày thêm phấn khởi,
và vì Đức Thánh của Ít-ra-en, những người nghèo túng sẽ nhảy múa tưng bừng.
Tv 4,2
4,2 Lạy Thiên Chúa là đèn trời soi xét,
khi con kêu, nguyện Chúa đáp lời.
Lúc ngặt nghèo, Chúa đã mở lối thoát cho con,
xin thương xót nghe lời con cầu khẩn.
Tv 6,3
6,3 Lạy CHÚA, xin đoái thương, này con đang kiệt sức,
chữa lành cho, vì gân cốt rã rời.
Tv 9,14
9,14 Xin rủ lòng thương con, lạy CHÚA,
đấy Ngài xem : địch thù làm cho con khổ nhục.
Xin kéo con lên khỏi ngục tử thần,
Tv
25,16
25,16 Lạy Chúa, xin đoái nhìn và xót thương con, vì thân này bơ
vơ khổ cực.
Tv
116,6
Hằng gìn giữ những ai bé mọn, tôi yếu đuối, Người đã cứu tôi.
Lc
4,7,34
7,34 Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì các ông lại bảo
: 'Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi.'
Mt
18,10 :
"Anh em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn
này ; quả thật, Thầy nói cho anh em biết : các thiên thần của họ ở trên trời
không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.
Mc
9,42 :
"Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải
sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn.
Lc
14,13 :
Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật,
què quặt, đui mù.
Mt
9,36
9,36 Đức Giê-su thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm
than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt.
Mt 15,32
15,32 Đức Giê-su gọi các môn đệ lại mà nói : "Thầy chạnh
lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngày rồi và họ không có gì
ăn. Thầy không muốn giải tán họ, để họ nhịn đói mà về, sợ rằng họ bị xỉu dọc đường."
Mt 20,34
20,34 Đức Giê-su chạnh lòng thương, sờ vào mắt họ ; tức khắc, họ
nhìn thấy được và đi theo Người.
Mc 1,41
1,41 Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo :
"Tôi muốn, anh sạch đi !"
Mc 9,22
9,22 Nhiều khi quỷ xô nó vào lửa hoặc đẩy xuống nước cho nó chết.
Nhưng nếu Thầy có thể làm được gì, thì xin chạnh lòng thương mà cứu giúp chúng
tôi."
Lc 7,13
7,13 Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói : "Bà đừng
khóc nữa !" Mt 20,16
Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng
đầu sẽ phải xuống hàng chót. [Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì
ít.]
Mc 10,31
Quả thật, nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, còn những kẻ
đứng chót sẽ được lên hàng đầu."
Lc 13,30
"Và kìa có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những
kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót."
Lm:
Giuse Nguyễn Trọng Viễn OP
http://nguyentrongvien.blogspot.com/2014/06/long-thuong-xot-chua.html
0 comments:
Đăng nhận xét